TẦM NHÌN
John W. Teets: “Công việc
quản trị không phải là nhìn công ty như những gì mà nó đang có . . . mà phải
nhìn những gì mà nó có thể trở thành”. Các thành viên sáng lập cần làm một việc
quan trọng là phác họa một viễn cảnh của công ty trong tương lai, viễn cảnh này
được gọi là tầm nhìn.
Trên hành trình hoàn thành sứ mệnh, hành trang của tổ chức là các giá trị cốt lõi; tiền bạc, của cải vật chất và sự chính danh cũng từ đó mà sinh ra trong niềm tự hào; và tầm nhìn được hình dung như một ngôi nhà mà các thành viên mơ ước đến đó, được sống và làm việc trong viễn cảnh tươi đẹp đó. Những thành viên ban đầu của tổ chức cần tìm lời giải cho các câu hỏi: “Chúng ta đang ở đâu? Nơi nào chúng ta muốn đến? Làm thế nào để chúng ta đến đó? Câu trả lời không chỉ bằng trực giác là đủ, sự phân tích và đánh giá nhiều mặt như: nội lực của tổ chức, môi trường bên ngoài, sự biến chuyển của nội lực và sự vận động của môi trường bên ngoài trong dài hạn. Từ đó vẽ nên một bức tranh mà công ty sẽ trở thành như thế nào trong tương lai, một tầm nhìn thuyết phục phải luôn đi kèm với các giải pháp khả thi, những nỗ lực không ngừng, và nhờ đó bức tranh không là hư ảo.
Trên hành trình hoàn thành sứ mệnh, hành trang của tổ chức là các giá trị cốt lõi; tiền bạc, của cải vật chất và sự chính danh cũng từ đó mà sinh ra trong niềm tự hào; và tầm nhìn được hình dung như một ngôi nhà mà các thành viên mơ ước đến đó, được sống và làm việc trong viễn cảnh tươi đẹp đó. Những thành viên ban đầu của tổ chức cần tìm lời giải cho các câu hỏi: “Chúng ta đang ở đâu? Nơi nào chúng ta muốn đến? Làm thế nào để chúng ta đến đó? Câu trả lời không chỉ bằng trực giác là đủ, sự phân tích và đánh giá nhiều mặt như: nội lực của tổ chức, môi trường bên ngoài, sự biến chuyển của nội lực và sự vận động của môi trường bên ngoài trong dài hạn. Từ đó vẽ nên một bức tranh mà công ty sẽ trở thành như thế nào trong tương lai, một tầm nhìn thuyết phục phải luôn đi kèm với các giải pháp khả thi, những nỗ lực không ngừng, và nhờ đó bức tranh không là hư ảo.
Tầm nhìn của Ford : “Dân
chủ hóa xe hơi” và Henry Ford đã mô tả tầm nhìn đó rất sống động: “Tôi sẽ tạo
ra một loại xe hơi cho đa số dân chúng…giá của loại xe này sẽ thấp đến nỗi
không ai có được mức lương vừa phải mà không mua được nó và cùng với gia đình mình
hưởng thụ những giời phút thoải mái ở không gian vô tận mà Chúa đã ban cho
chúng ta…” … “Và khi tôi làm xong mọi người đều có thể mua một chiếc xe. Ngựa sẽ
biến mất trên các xa lộ của chúng ta,..”. Quyết tâm phá bỏ rào cản về thu nhập
để một người dân bình thường cũng có được một chiếc xe hơi, Henry Ford đã hướng
đến phục vụ một cộng đồng rộng lớn, hơn trăm năm qua, tại Mỹ và nhiều nước trên
thế giới, thời gian đã chứng minh tầm nhìn của Henry Ford quá tuyệt vời.
Cũng trong ngành vận tải,
trong một hướng nhìn khác, Chung Ju Yung đã viết trong hồi ký “Theo
đuổi số tiền lớn và nhiều lợi ích thì ngành xây dựng là chủ đạo, tuy nhiên với
Hyundai và đất nước, tôi nghĩ ngành ôtô sẽ phải trở thành một trong những ngành
chủ chốt. Chiếc xe hơi là biểu hiện về trình độ khoa học kỹ thuật của đất nước
chế tạo ra nó. Nó cũng chính là hình ảnh của đất nước đó. Nhờ vào ấn tượng xuất
khẩu xe hơi nên những hàng hóa khác của Hàn Quốc cũng sẽ được đánh giá cao ở
các quốc gia nhập khẩu xe chúng tôi”. Ngày nay, hầu như trên các đường phố hay
xa lộ của nhiều nước Châu Á, Châu Mỹ và Châu Âu, những chiếc xe của Hyundai
luôn được nhận thấy, và Hyundai như là một biểu tượng vươn xa của người Hàn Quốc.Theo
The Koran “nếu không biết nơi mà bạn muốn đến, bất kỳ con đường nào cũng có thể
đưa bạn đi”, và như thế trong rất nhiều con đường có thể đi mà không biết đi về
đâu thì có một con đường đi đúng và ngắn nhất để đến được nơi mà tổ chức mong
muốn. Thật kỳ diệu, làm thế nào để “giác ngộ” tầm nhìn, tầm nhìn sẽ đến với một
người hay một tổ chức trong một thời khắc và được nhìn rõ hơn sau đó, nhưng ngược
về quá khứ thì đó phải là một sự chiêm nghiệm về con người, cuộc sống, phát kiến
đó phải mang lại lợi ích lâu dài cho chính tổ chức và cộng đồng, phù hợp với sự
vận động của xã hội và vạn vận.
Paul R. Niven cho rằng nếu
sứ mệnh mà không có tầm nhìn thì chỉ là mong ước, tầm nhìn phải được truyền đạt
đến các thành viên trong tổ chức và biến thành các hành hành động cụ thể, một tầm
nhìn đúng đắn và thuyết phục luôn thôi thúc các thành viên trong tổ chức phải đến
đó. Các nhà quản trị thường cụ thể tầm nhìn bằng các mục tiêu và triển khai các
hoạt động nhằm hoàn thành từng mục tiêu để đạt được viễn cảnh trong tương lai.
Sứ mệnh, tầm nhìn và các
giá trị cốt lõi là các vấn đề sơ khai, cơ bản nhưng mang tính lâu dài của một tổ
chức. Hy vọng những chia sẻ trong loạt bài này được bạn đọc đón nhận và phần
nào giúp bạn đọc lúc khởi đầu trong việc sáng lập một công ty.
Chúc các bạn thành công!
Tuyên bố tầm nhìn của một số bệnh viện tư nhân Việt Nam
Hoài bão của chúng tôi (Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh)
Chúng tôi luôn cố gắng để
trở thành sự lựa chọn tốt nhất của người bệnh. Đến với chúng tôi, quý khách sẽ
hoàn toàn an tâm với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất.
Mục tiêu (Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh)
Luôn tận tâm với nghề nghiệp,
cải thiện tốt nhất sức khoẻ của bệnh nhân và luôn phấn đấu trở thành một trong
những bệnh viện đa khoa đáp ứng tốt nhất nhu cầu sức khoẻ cho bệnh nhân.
Tầm nhìn (Bệnh viện Quốc tế Vinmec)
Trở thành chuỗi bệnh viện
hàng đầu tại Việt Nam với thương hiệu VINMEC, mang lại dịch vụ chăm sóc sức
khỏe toàn diện - chuyên nghiệp, dẫn đầu về chất lượng chuyên môn, đi
đầu trong ứng dụng công nghệ, sánh ngang với các bệnh viện trong khu vực
và quốc tế.
18.08.2014
Bs Phùng Thị Hồng Thắm
Tham khảo các bài viết trước
Tài liệu tham khảo
1.Fred R.David, Khái luận
luận về quản trị chiến lược (2006), NXB Thống Kê
2.Paul R. Niven(2006):
Balance Scorcard, John Wiley & Sons, Inc
3.Jim Collins & Jerry
I.Porras (1997): Xây dựng để trường tồn, NXB Trẻ
4.NguyễnHữu Lam, Đinh Thái
Hoàng và Phạm Xuân Lan (2007): Quản trị chiến lược – Phát triểnvị thế cạnh
tranh
5.Hồi ký Chung Ju Yung
6.Website Bệnh viện Quốc
Ánh, Bệnh viện Vạn Hạnh, Bệnh viện Quốc tế Vinmec