CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Chiến lược, cách thức, quy
trình và công nghệ cũng sẽ thay đổi theo thời gian để phù hợp với hoàn cảnh mới,
thì tổ chức sẽ còn lại gì và được lưu giữ bền vững? Trong quyển sách nổi tiếng
“Xây Dựng Để Trường Tồn”, Collins & Porras cho rằng “việc biết mình là ai
còn quan trọng hơn cả việc biết mình sẽ đi về đâu, vì nơi mà bạn muốn đến sẽ
thay đổi, vì thế giới quanh bạn sẽ thay đổi”. Elvis Presley đã từng nói: “Các
giá trị như những dấu vân tay. Không dấu vân tay của người nào giống người nào,
nhưng bạn để lại dấu ấn của chúng ở tất cả mọi thứ bạn làm”.
Trên hành trình thật dài để hoàn thành sứ mệnh, một tổ chức trước tiên cần biết mình là ai và đại diện cho những giá trị nào, những giá trị này sẽ hầu như không thay đổi theo thời gian. Collins và Porras cũng cho rằng những tổ chức có tầm nhìn xa trông rộng sẽ tự quyết định giá trị nào cần nắm giữ, độc lập với môi trường hiện tại, các yêu cầu cạnh tranh, hay các phong trào quản lý nhất thời.
Trên hành trình thật dài để hoàn thành sứ mệnh, một tổ chức trước tiên cần biết mình là ai và đại diện cho những giá trị nào, những giá trị này sẽ hầu như không thay đổi theo thời gian. Collins và Porras cũng cho rằng những tổ chức có tầm nhìn xa trông rộng sẽ tự quyết định giá trị nào cần nắm giữ, độc lập với môi trường hiện tại, các yêu cầu cạnh tranh, hay các phong trào quản lý nhất thời.
Các giá trị cốt lõi hằng
sâu trong một tổ chức như là các gen của một cơ thể, làm cái nền cho tổ chức,
giúp cho tổ chức có sức đề kháng để vượt qua mọi thách thức trong môi trường
luôn thay đổi. Những giá trị này như mối dây liên kết các thành viên lại với
nhau, họ cùng nhau chia sẻ, cùng nhau nói một tiếng nói chung ngay trong lúc
khó khăn nhất, cũng như giúp tổ chức tăng trưởng qua thời gian. Các giá trị cốt
lõi không cần làm nổi bật, một cách hào nhoáng, để chứng tỏ cho bên ngoài thấy,
chúng nằm sâu trong nội tại của một tổ chức, khi đã được lĩnh hội sâu sắc và thực
hành lặp đi lặp lại thì tự thân sẽ tỏa sáng.
Trong một gia đình, dòng tộc,
các giá trị cũng được lưu truyền cho các con cháu đời sau, có những điều rất
thiêng liêng, con cháu tôn quý và tuân thủ trong việc đối đãi với người thân và
những người xung quanh, chẳng hạn sự chính trực; hoặc trong công việc, chẳng hạn
chữ tín trong các mối quan hệ với người thân và với xã hội.
Ralph S Larson, tổng giám
đốc điều hành của Johnson &Johnson cho rằng: “ Các giá trị cốt lõi gắn với
cương lĩnh của chúng ta có thể là một lợi thế cạnh tranh, nhưng đó không phải
là lý do tại sao chúng ta có chúng. Chúng ta xây dựng các giá trị vì chúng giúp
xác định cái mà chúng ta đại diện và chúng ta sẽ giữ chúng ngay cả nếu chúng trở
thành một điều bất lợi về cạnh tranh trong những tình huống nhất định”. “Điều
chúng ta đại diện” chính là cái cốt lõi cần giữ, điều này được thấy rõ trong
các công ty của Nhật Bản, vì họ có chung một tuyên bố “chất lượng là uy tín của
quốc gia”, hảng xe hơi Toyota đã thu hồi tất cả những chiếc xe bị lỗi kỹ thuật
và đền bù thiệt hại cho khách hàng để giữ uy tín, các công ty Nhật Bản
cũng không giảm giá để cạnh tranh để sau đó cho ra đời các sản phẩm kém chất lượng,
điều này khác hẳn với phần lớn công ty của Trung Quốc. Một trong những giá trị
cốt lõi của một tổ chức trong lĩnh vực khám chữa bệnh là cứu người thì trong những
tình huống khẩn cấp, dù người bệnh không có tiền, thì tổ chức đó vẫn đặt tính mạng
của người bệnh lên trên hết và tận tình cứu chữa để người bệnh qua cơn nguy kịch,
sau đó sẽ tìm sự hỗ trợ. Sự sáng tạo, các giấc mơ và trí tưởng tượng là những
giá trị của Wal Disney, thật tuyệt vời khi mỗi bộ phim hoạt hình của hảng phim
này đều để lại dấu ấn như họ đã tuyên bố.
Có được các giá trị cốt
lõi là một quá trình khám phá của tổ chức, có thể bắt nguồn từ các thành viên
sáng lập lúc tổ chức mới hình thành, được bổ sung và bởi sự đóng góp của
toàn thể thành viên của công ty qua thời gian.
Khi các giá trị đã được
xác định, chúng phải được truyền đến từng thành viên trong tổ chức. Ban quản trị
phải có cách thức để khơi gợi cho các thành viên cũ về các giá trị như một niềm
tin, lòng tự hào, và sự phấn khích, từ đó mọi hành động của các thành viên
trong tổ chức đều nhất quán với các giá trị. Đồng thời, các giá trị này luôn được
truyền đạt đến nhân viên mới để họ cùng thừa nhận và hòa nhập vào tổ chức. Một
điều quan trọng, tự thân cách thức hoạt động của tổ chức, các hành động của cá
nhân từ người lãnh đạo cao nhất cho đến các thành viên cơ sở sẽ phản ánh các
giá trị có được tôn trọng hay không. Như triết gia người Thụy Sĩ Henri Amiel đã
từng nói: “Tư cách của mỗi người là một bài thuyết giáo không lời có giá trị
thuyết pháp mãi mãi cho những người khác”.
Paul R. Niven và Jim
Collins hướng dẫn phát triển các giá trị cốt lõi trong một tổ chức bằng các câu
hỏi sau đây:
1. Các giá trị cốt
lõi nào được bạn mang vào công việc – những giá trị mà bạn coi là rất cơ bản đến
nỗi bạn sẽ giữ chúng dù có lợi hay không?
2. Giá trị cốt lõi nào mà bạn
sẽ nói với con bạn rằng ban tự hào về điều đó và cũng mong muốn chúng có những
tính cách đó khi lớn lên và đi làm?
3. Bạn sẽ làm thế nào để diễn
tả với những người thân yêu nhất về các giá trị cốt lõi mà bạn ủng hộ trong
công việc của mình và cho họ biết rằng bạn hy vọng họ sẽ tìm thấy những giá trị
như vậy trong công việc của họ?
4. Nếu ngày mai thức dậy một
khoản tiền đủ để bạn nghĩ hưu trong suốt phần đời còn lại của mình thì bạn có
muốn tiếp tục giữ những giá trị cốt lõi này hay không?
5. Có lẽ đây là câu hỏi
quan trọng nhất, bạn có thể hình dung sau 100 năm nữa những giá trị này vẫn
đúng như bây giờ không?
6. Bạn có muốn tổ chức tiếp
tục giữ những giá trị này, ngay cả nếu ở một số thời điểm, một hoặc nhiều giá
trị đó trở thành một bất lợi trong cạnh tranh.
7. Nếu ngày mai bạn muốn bắt
đầu một tổ chức trong một lĩnh vực khác thì bạn sẽ xây dựng những giá trị cốt
lõi gì cho tổ chức mới, bất kể hoạt động của nó?
Paul R. Niven cũng cho rằng
việc thiết lập giá trị và nguyên tắc cho tổ chức không thể được coi là sự kiện
chỉ diễn ra một lần . Giống như khu vườn tốt tươi bởi mặt trời và nước sạch,
các giá trị phải được nuôi dưỡng không ngừng để tồn tại.
Ví dụ về các giá trị cốt
lõi
Merck
- Trách nhiệm xã hội của công ty.
- Trách nhiệm xã hội của công ty.
- Tính
ưu việt nổi bật trong mọi khía cạnh của công ty.
- Sự
đổi mới dựa trên khoa học
- Tính
chân thật và kiên định
- Lợi
nhuận nhưng là thứ lợi nhuận bằng lao động và có lợi ích cho nhân lọai
FV hospital
- Bệnh
nhân là tất cả đối với Bệnh Viện
- Trình
độ chuyên môn cao và coi trọng đạo đức nghề nghiệp
- Luôn
tuân thủ các quy trình quản lý chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế đã được qui định
- Là
sự kết hợp những tinh tuý của hai nền y học Pháp-Việt
- Luôn
tôn trọng, cống hiến và quan tâm chăm sóc bằng sự đồng cảm
- Không
ngừng hoàn thiện dịch vụ Chăm Sóc Khách Hàng
- Là
một tập thể có tinh thần đoàn kết cao
- Luôn
phấn đấu để tự hoàn thiện
- Là
nơi có trách nhiệm và đáng tin cậy
- Môi
trường làm việc nhiệt tình và thân thiện
Ngày 14.07.2014
Bs Phùng Thị Hồng Thắm
Tài liệu tham khảo
1.Jim Collins & Jerry
I.Porras (1997): Xây dựng để trường tồn, NXB Trẻ
2 Paul R. Niven: Balance
Scorcard, John Wiley & Sons, Inc
.3. Website FV
Hospital