VIỆT NAM:
HẠT MẦM CÒN HAY ĐÃ VỠ?
Cánh hữu (Cộng hòa) rất ưu việt, nổi bật tính thực dụng và tính hiệu quả cao. Cánh tả (Dân chủ) với sự ưu việt, luôn tìm cách giải bài toán số đông và phần còn lại của xã hội, cả hai đều tìm cách để nâng cấp nền văn minh.
Tư tưởng
cộng hòa, từ đây tạo ra được những sản phẩm thực dụng mang dấu ấn của các nhà
tài phiệt trong ngành đường sắt, hàng hải, dầu khí, những trung tâm thương mại
hoặc những đô thị mới
Dân chủ theo kiểu Mỹ,
trong đó có tạo ra các sản phẩm dân chủ (ví dụ: dân chủ hóa xe hơi của ông
Henry Ford, dân chủ hóa thông tin như Facebook, dân chủ hóa trong lưu trữ và
cung cấp thông tin như Google), không thể hiểu dân chủ là sự cào bằng xã hội,
vì điều đó làm cho một xã hội trở nên lười biếng và chờ trợ cấp. Giảm giá hay
miễn phí kiểu Mỹ không phải đơn thuần là sự cạnh tranh (vì điều đó, trong một
phương diện khác lại là sự điên rồ, triệt tiêu các nguồn lực, ý này của Peter
Thiel - nhà đầu tư vào Facebook 2004), mà đó là sự dân chủ hóa của sản phẩm,
cho nên Mỹ có những sản phẩm miễn phí với chất lượng cao nhất. Khái niệm
"tiền nào của nấy" vẫn đúng nhưng không phải là tiền đếm được, mà
chính là cái giá trị của sự miễn phí to lớn đến nỗi không thể đo đếm được, và
chất lượng của sản phẩm thì gần như ngày càng tuyệt hảo ... cho đến khi nền
khoa học kỹ thuật bước sang một cấp mới như trong Định luật Moore (Moore's
Law), Facebook và Google là những ví dụ.
Hai tư tưởng này chi
phối, vận hành, đối kháng và thống nhất trong hiến pháp, từ đây có thể hiểu vì
sao nước Mỹ giàu nhất và có sứ mệnh dẫn đầu nền văn minh, nâng cấp nền văn
minh, và vì sao nước Mỹ với 2 đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, luôn tồn tại như 1 hệ
nhị phân, của nền chính trị tuyệt vời nhất hành tinh, dù sự đả phá phe dân chủ
hay đả phá phe cộng hòa vẫn luôn tạo ra những cao trào.
Khi chiến tranh thế
giới thứ 2 kết thúc, Mỹ đã góp phần tái thiết Tây Đức. Tây Đức trở thành Cộng
Hòa Liên Bang, một thể chế có sự kế thừa nền dân chủ tinh hoa của Châu Âu và tư
tưởng cộng hòa thực dụng có phần ảnh hưởng từ Mỹ. Tây Đức đã chiến thắng không
cần bom đạn, thống nhất đất nước, Đức trở thành Cộng Hòa Liên Bang Đức, một nền
kinh tế hùng mạnh nhất Châu Âu và đứng thứ 4 thế giới.
Thể chế quyết định kinh
tế hay ngược lại? Vật chất quyết định ý thức hay ngược lại? Chỉ biết một điều
cao hơn nữa đó là Trí Tuệ (Tuệ giác).
Một dân tộc, một đất
nước có Tuệ Giác cao bắt đầu từ đâu? Sự ra đi và rời bỏ một Châu Âu nguy nga
tráng lệ của những quý tộc (cùng đoàn tùy tùng và các nô lệ), họ không phí sức
để tranh giành ngôi báu với anh em ruột thịt, để đi tìm tự do, khai phá để ngày
nay có nước Mỹ, Úc, Tân Tây Lan, … Sự đổ nát của Nhật, Đức trong chiến tranh
thế giới thứ 2 lại bắt đầu bằng một duyên mới khởi sự cho những hạt mầm tuyệt
vời.
Việt Nam hạt mầm còn
hay đã vỡ?
Saigon,
24.05.2017
Phùng
Thắm (Rose Phung)